Suy nhược dương là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

 

Đã có rất nhiều người than thở về một tình trạng đặc biệt ở đàn ông, tuy không phổ biến lắm, nhưng vẫn có thể gặp tại bất cứ phòng khám đa khoa nào trong ngành y tế. Trước khi đi thẳng vào vấn đề, cần xác định một số khái niệm cơ bản.

Bài viết hay:

Hiện tượng suy nhược dương ở nam giới
Hiện tượng suy nhược dương ở nam giới

Tuy sách vở y học vẫn coi liệt dương ở phái mạnh là bệnh như mọi bệnh khác, nhưng nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Không điều trị cũng chẳng sao, quá lắm là tác động (nhiều khi rất nghiêm trọng) đến hạnh phúc tình dục gia đình. Nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn có thể “thu xếp với nhau được”, vẫn có con cái bình thường, vẫn ăn đời ở kiếp với nhau.

Có lẽ vì đặc tính “không điều trị cũng chẳng chết ai” nên nó thuộc vào bệnh cảnh phức tạp và khó giải quyết hàng đầu trong y học. Tỷ lệ thành công trong chữa trị bệnh này tại Pháp, Mỹ… đối với những người đang có vợ và rất thuận lợi cho điều trị cũng chỉ đạt từ 60 đến 80%.

Điều quan trọng nhất là: Chưa có vợ thì chưa cần điều trị, và hầu như không thể điều trị được, vì thiếu đối tượng cố định (là phương tiện hữu hiệu nhất để đánh giá kết quả).

Liệt dương ở nam giới ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt vợ chồng
Liệt dương ở nam giới ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt vợ chồng

Quan điểm cho rằng cứ điều trị hết bệnh, rồi mới (dám) lấy vợ là sai! Vì muốn biết hết bệnh hay không, phải có “đối tượng để kiểm tra”; mà nếu người này là gái bia ôm, hoặc ngay cả bạn tình, thì cuộc kiểm tra chẳng giá trị lắm. Bà xã là đối tượng hoàn toàn khác hẳn. Tình huống thuận lợi nhất để điều trị là đang có vợ, và nếu bà xã “hoan hỉ” tham gia cộng tác thì thật vô cùng may mắn… cho bác sĩ.

>> Xem thêm: 

Trong vài thập niên gần đây, tại nhiều nước trên thế giới, những từ “quá cụ thể” như impuissance (Pháp) impotence (Anh) mà chúng ta gọi là bất lực, liệt dương … đã lần hồi được thay bằng nhiều danh xưng mối, nhẹ nhàng, ít chạm tự ái và phù hợp với cơ chế sinh học hơn, như: Khó cương, rối loạn cương, suy nhược tình dục… Những từ bất lực, liệt dương… vừa quá nặng nề, xúc phạm thô bạo, gây “mất đoàn kết”, lại vừa không đúng thực tế lâm sàng. Từ kém dương sự hay suy nhược dương sự không những thật nhẹ nhàng, mà lại còn “thanh thoát”, ý nhị hơn.

Với danh xưng như vậy, tình trạng này cũng không mấy rõ ràng; đa số là trường hợp người đàn ông tuy vẫn còn ham muốn nhưng không thực hiện được sinh hoạt vợ chồng, vì “cơ quan chuyên trách” không đạt yêu cầu.

Các trường hợp hết ham muốn, xuất tinh sớm… đều thuộc “phạm trù” khác, và chỉ có thể gọi là nhược dương nếu tình trạng đó vẫn không thay đổi trong thời gian kéo dài ít nhất 6 tháng.